Nội Dung Bài Viết
Khi nhắc đến các loại gỗ đang được sử dụng phổ biến hiện nay chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua gỗ hương – đây là loại gỗ được nhiều người ưa chuộng. Vậy gỗ Hương có mấy loại? và lý do gì mà loại gỗ này trở nên nổi bật và có giá trị kinh tế cao đến thế. Hãy theo dõi bài viết hôm nay để tìm ra câu trả lời nhé.
1. Giới thiệu về gỗ Hương và cách nhận biết các loại gỗ Hương
Gỗ Hương hay còn có tên gọi là Giáng Hương, được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Phi. Gỗ Hương được xếp vào nhóm I các loại gỗ quý hiếm hiện nay. Thân cây gỗ Hương lớn, vỏ cây có màu nâu xám, vỏ sần dễ bị bong tróc. Lá cây mọc dài từ 15 – 30cm, lá non có nhiều lông. Hoa gỗ Giáng Hương mọc thành chùm có màu vàng tươi. Gỗ Hương là loài cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong các khu rừng thưa. Khi cầm thanh gỗ Hương bạn sẽ có cảm giác chắc tay, hương gỗ dịu nhẹ đặc trưng.
Mời các bạn đọc thêm: Tìm hiểu gỗ tử đàn ấn độ là loại gỗ gì
Sản phẩm bộ bàn ghế đỉnh rồng gỗ Hương tại Đồ Gỗ Vinh Đính
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ Hương vì thế bạn nên biết cách phân biệt các loại gỗ Hương cũng như giá thành của từng loại. Dưới đây là 8 loại gỗ Hương phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay.
Gỗ Hương đỏ Việt Nam
Gỗ Hương đỏ Việt Nam được biết với tên gọi khác là gỗ Hương ta, gỗ Giáng Hương, Dáng Hương, Đinh Hương. Đây được xem là loại gỗ quý, vân gỗ đẹp và có giá trị cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Gỗ Hương đỏ có mùi thơm nhẹ, có màu đỏ đặc trưng, thớ gỗ khi cắt trong rất mịn, tom và sớ rất bé. Khi ta nhìn bằng mắt sẽ rất khó phân biệt được gỗ Hương đỏ với các loại gỗ khác. Theo kinh nghiệm của những người chơi gỗ lâu năm, bạn chỉ cần lấy mùn gỗ ngâm trong nước ấm khoảng 1 – 2h nước sẽ chuyển sang màu xanh nước chè. Đây được xem là cách nhận biết đơn giản mà chính xác hiện nay. Gỗ Hương đỏ còn được sử dụng nhiều để làm vòng hạt gỗ đeo tay.
Gỗ Hương đỏ Lào và gỗ Hương đỏ Campuchia
Gỗ Hương đỏ Lào và Campuchia là hai loại gỗ có đặc điểm giống nhau do đó khó có thể phân biệt. Tuy nhiên bạn chỉ cần quan sát kỹ màu sắc của hai loại gỗ này cũng có thể tìm ra sự khác biệt. Gỗ Lào thường có màu nâu hồng, sáng và tươi khác với màu nâu đỏ của gỗ Campuchia.
Gỗ Hương đỏ Nam Phi
Tuy cùng thuộc loại gỗ Hương nhưng gỗ Nam Phi lại khác với các loại gỗ được trồng ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ Hương đỏ Nam Phi khi cắt ra cũng có mùi hương nhẹ tuy nhiên khi để một thời gian ngắn sẽ mất mùi rất nhanh. Tâm gỗ có màu nâu đỏ, các vân gỗ mịn, nối liền nhau, phần dát gỗ có màu vàng nhạt. Cách phân biệt gỗ Hương đỏ Nam Phi rất đơn giản và có nhiều cách khác nhau. Khi gỗ Nam Phi được cắt ra ta sẽ thấy màu đỏ tươi nhưng để qua 1 thời gian sẽ chuyển sang đỏ đậm. Mùn gỗ khi bỏ vào nước sẽ làm thay đổi màu nước từ trắng sang đỏ tươi, có váng nổi lên. Khi đốt gỗ Hương đỏ Nam Phi sẽ cháy rất lâu, mùi hương dễ chịu và có tàn tro màu trắng.
Gỗ Hương vân Nam Phi
Gỗ vân Nam Phi còn có tên gọi là gỗ Hương Nghệ với màu vàng đặc trưng. Loại gỗ này có mùi hương hơi chua đôi khi là mùi thối. Các thớ gỗ đều màu, đường vân đậm, sắc nét. Loại gỗ này rất bền với thời gian, gỗ Hương vân Nam Phi được trồng chủ yếu ở nơi có khí hậu khô, độ ẩm thấp do đó ở Việt Nam bạn sẽ gặp loại gỗ này chủ yếu ở khu vực miền nam. Gỗ Hương vân Nam Phi rất dễ được phân biệt với các loại khác bởi dòng gỗ này có khá nhiều vân, màu vân nâu sẫm nổi bật, thớ gỗ mịn, không bị mối mọt.
Gỗ Hương đá
Gỗ Hương đá có đường vân màu nâu hồng, sắc nét, vân gỗ dày, sờ vào rất mịn tay, càng gần lõi gỗ màu nâu sẽ đậm hơn. Gỗ Hương đá có mùi thơm nhẹ, gỗ nặng, cứng. Màu của gỗ Hương đá nhìn sáng, dùng càng lâu màu càng đẹp bền với thời gian. Cách nhận biết gỗ Hương đá rất đơn giản, chỉ cần lấy mùn gỗ cho ngâm vào nước ấm, màu nước sẽ chuyển xanh nước chè nhưng màu sẽ nhạt hơn màu của gỗ Hương đỏ.
Gỗ Hương Nam Mỹ
Gỗ Hương Nam Mỹ là loại gỗ có giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ Hương hiện nay. Tom gỗ to, ít đường vân, khi cắt gỗ sẽ thấy rất nhiều mùn. Loại gỗ này được sử dụng chủ yếu để lát sàn hay làm đồ nội thất đơn giản, không yêu cầu cao về thẩm mỹ.
Gỗ nu Hương
Gỗ nu Hương có những đường vân được sắp xếp không cố định, vân gỗ xoắn lại tạo ra những hình thù đặc biệt. Gỗ nu Hương khi cầm rất chắc tay, bề mặt gỗ mịn, có mùi hương thơm nhẹ, dễ chịu.
Gỗ Hương xám
Chất gỗ Hương xám khá sộp, khi sờ không có độ mịn tuy nhiên lại có khá nhiều đường vân đen. Chất gỗ không tốt, hay bị chông chênh.
Cây gỗ Hương chưa được chế tác
2. Cách phân biệt gỗ Hương loại tốt nhất
Gỗ Hương là loại gỗ có giá trị cao về kinh tế vì thế bạn nên biết cách phân biệt loại gỗ Hương nào tốt, loại nào kém chất lượng. Dưới đây là một số cách phân biệt các loại gỗ Hương đơn giản mà cực chính xác hiện nay:
Nếu quan sát bằng mắt thường gỗ Hương tốt thường có nhiều vân gỗ, các vân gỗ sẽ đối xứng nhau và đậm dần về phía tâm.
Gỗ Hương tốt khi cầm sẽ rất chắc tay, sờ vào có cảm giác mịn màng, để thời gian dài không bị nứt toác.
Khi ngửi gỗ Hương tốt sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng, dịu nhẹ, mùi gỗ Hương sẽ giữ rất lâu. Gỗ kém chất lượng khi cắt ra để 1 thời gian ngắn thường bị bay mùi.
Khi cho mùn gỗ Hương tốt vào nước ấm sẽ làm đổi màu nước từ sang xanh nước chè hoặc đỏ đậm.
Một số sản phẩm được chế tác từ gỗ Hương bạn có thể tham khảo: Sập gỗ Hương, bàn ghế, giường được làm từ gỗ Hương, tượng, thuốc nhuộm,… Ngoài ra mùi thơm của gỗ Hương sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm mệt mỏi vì thế có rất nhiều loại vòng được làm từ gỗ Hương.
Như vậy trong bài viết hôm nay chúng ta đã tìm hiểu được những đặc điểm cơ bản của gỗ Hương và cách phân biệt các loại gỗ Hương hiện nay. Hy vọng bài viết hôm nay đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về dòng gỗ quý hiếm này.
3. Mua đồ gỗ Hương ở đâu tốt nhất
Rất nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau được làm từ gỗ Hương trên thị trường. Tuy nhiên, để chọn lọc được một bộ sản phẩm đồ gỗ nội thất bằng gỗ Hương chuẩn về hình thức, và phong thủy thì cực kỳ khó. Để giải quyết những nhu cầu đó, Đồ Gỗ Vinh Đính với hơn 40 năm hoạt động trong nghề điêu khắc tại làng nghề đồ gỗ Phù Khê. Cam kết, sản phẩm được làm ra, tỉ mỉ, chất lượng và giá cả hợp lý nhất trên thị trường.
Liên hệ và mua sản phẩm:
Địa chỉ: ĐỒ GỖ VINH ĐÍNH, ngã tư Nguyễn Văn Cừ, Phù Khê Thượng, Từ Sơn, Bắc Ninh
SĐT: 0387.988.996