Nội Dung Bài Viết
Có nhiều người biết Gỗ Nu Nghiến xưa nay luôn được giới đại gia săn lùng không ngừng nghỉ. Thậm chí, có những người sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để sở hữu một sản phẩm từ loại gỗ này. Vậy gỗ nu nghiến là gỗ gì? Những ưu điểm và nhược điểm của cây gỗ nu nghiến ra sao? Ứng dụng của gỗ nu nghiến trong đời sống như thế nào? Làm sao phân biệt gỗ nu nghiến thật, giả?…Vậy hãy cùng Đồ Gỗ Vinh Đính tìm hiểu Gỗ nu nghiến trong bài viết dưới đây nhé!
Gỗ nu nghiến là gì?
Gỗ nu nghiến là loại gỗ hình thành trên thân cây gỗ nghiến cổ thụ nhiều năm tuổi. Gỗ nu nghiến là loại gỗ có bề ngoài sần sùi nổi lên các u cục trên thân gỗ nhưng bên trong gỗ nu nghiến lại rất cứng. Loại gỗ này được hình thành do tác động của thiên nhiên.
Có thể hình thành trên những thân cây đã bị mối mọt, mọt cắn phá hoặc bị bệnh, sâu đục trong lõi khiến cho nhựa cây và chất dinh dưỡng nuôi thân cây bị gián đoạn. Từ đó, hình thành các khối u, cục sần trên mặt gỗ nu nghiến. Những nốt sần này sẽ to dần lên khi cây phát triển. Vì là cây trồng lâu năm mới được thu hoạch nên cây càng già thì phân nu gỗ càng phát triển lớn.
Phân bố của cây gỗ nu nghiến
Ở Việt Nam: Cây thường thấy ở Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò).
Thế giới: Ở miền Nam Trung Quốc.
Đặc điểm của cây gỗ nu nghiến
Nổi bật với nhiều hình dạng khác nhau, kết cấu bên trong thớ rất mịn. Điểm đặc trưng của gỗ nu nghiến là có màu vàng hoặc hơi nâu vàng hay màu sáng rất bắt mắt cùng với những đường uốn lượn và sóng lượn uốn vằn kỳ dị, không theo quy luật nào cả.
Trên thực tế đã chứng minh, việc tìm được cây nghiến có nu là rất hiếm, ước tính cứ 100 cây gỗ nghiến thì chỉ có vài cây có tuổi thọ cao mới có vài cây có nu và kích thước mỗi khối nu nghiến cũng không giống nhau. Hoặc phải là gỗ nghiến khoảng 100 năm trở lên mới có phần gỗ nu.
Những ưu điểm và nhược điểm của cây gỗ nu nghiến
Cũng như các loại gỗ khác, gỗ nu nghiến cũng mang 1 số ưu nhược điểm, cụ thể dưới đây:
Ưu điểm của cây gỗ nu nghiến
- Là một loại gỗ nặng có tỉ trọng cao, cứng dai, chắc và rất bền.
- Mưa gió chỉ có thể làm bề mặt gỗ nu nghiến bạc màu. Ngay cả khi chôn xuống đất thì độ cứng và độ bền của gỗ nghiến vẫn không bị giảm.
- Khi mài nhẵn phần gỗ nghiến, sẽ thấy vân gỗ nghiến rất đẹp và ừng đường vân gỗ tinh xảo như được điêu khắc.
- Có độ ẩm khoảng 15% nên so với các loại gỗ khác, khi cầm một đồ dùng làm từ gỗ nghiến thì sản phẩm làm từ gỗ nghiến nặng hơn.
- Lõi cây gỗ nu nghiến có màu nâu sẫm đồng nhất, vân gỗ có cấu tạo lớp nên rất mờ.
Nhược điểm của cây gỗ nu nghiến
- Bản chất của cây gỗ nu nghiến thường cứng nhưng lại tương đối giòn và xử lý không đúng chiều là sẽ bị gãy. Vì vậy, những người nghệ nhân chế tác loại gỗ này thường phải rất lành nghề.
- Nếu để lâu ngày và không được xử lý đúng cách, loại gỗ này sẽ bạc màu và không còn sáng đẹp như ban đầu.
- Các vết nứt trên gỗ này nói chung không tuân theo một số quy tắc nhất định. Vì vậy, phải xử lý thật khéo léo để những vết nứt này trở thành ưu điểm nổi bật của loại gỗ này.
Ứng dụng của gỗ nu nghiến trong đời sống
Là một loại gỗ quý và có giá trị cao nên để loại gỗ này có trường tồn cùng với thời gian thì các nghệ nhân sẽ chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật hoặc các vật phẩm làm từ gỗ nu nghiến để mang lại giá trị bền mãi mãi. Chính vì công năng đặc biệt và vẻ đẹp độc đáo của nó mà người ta thường sử dụng gỗ nu nghiến để làm vòng chuỗi hạt đeo tay hoặc tạc tượng gỗ thành các hình tượng tâm linh như các vị thánh, thánh, Đức Phật, các con vật linh thiêng để trưng bày mang tính thẩm mỹ hướng đến sự độc đáo và ấn tượng.
Bên cạnh đó, một số người dân vùng núi cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) sử dụng gỗ nu nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, kèo,… Đi lại trên sàn không bao giờ kêu cót két – một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì những đặc tính trên mà gỗ nghiến cũng được ưa chuộng khi dùng làm thớt.
Ngoài ra, nó được sử dụng để làm bàn ghế gỗ phục vụ đời sống. Những bộ bàn ghế gỗ tuy đơn giản nhưng rất chắc chắn và các giường ngủ gỗ nu nghiến và đồ trang trí nội thất cũng là lựa chọn của nhiều gia đình.
Cách phân biệt gỗ nu nghiến thật, giả
Do có giá trị cao nên việc làm giả các sản phẩm này rất nhiều. Đến với Đồ gỗ Vinh Đính, quý khách hàng sẽ được hướng dẫn cách phân biệt gỗ nu nghiến thật và giả như sau:
Cách 1: Gỗ nu khi được cắt thành từng lát mỏng sẽ lộ ra được những vân gỗ rất đẹp nên để phân biệt có phải ghép hay không, bạn cần chú ý lật mặt trên và dưới xem hoạ tiết có giống nhau hay khác nhau không.Nếu nó giống nhau, có nghĩa là nó từ một khối nu, nếu không thì do nó được ghép bởi một loại thớ gỗ khác.
Cách 2: Bạn có thể dùng đèn pin nhỏ soi vào những vòng tròn nhiều vân xanh uốn lượn hay còn gọi là mắt nu, nếu thấy càng nhiều đường vân mảnh cuộn xung quanh mắt nu thì là thật và càng là nu lâu năm và có giá trị.
Cách 3: Dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên bề mặt của gỗ nu, nếu móng tay bạn bị cong mà bề mặt của gỗ nu không bị ảnh hưởng thì đó là gỗ nu nghiến thật, còn không thì là giả.
Tình trạng tài nguyên cây gỗ nu nghiến
Mặc dù được phân bố rộng rãi nhưng nó được khai thác với số lượng lớn (trước đây gỗ dùng để xây dựng và làm tà vẹt, nay được dùng sản xuất thớt, chủ yếu để xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Mặc dù có các khu bảo tồn thiên nhiên như: Pà Cò – Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng những nơi này vẫn bị chặt trộm và nay gỗ nu nghiến đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cây gỗ nu nghiến
Cây gỗ nu nghiến được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với mức đánh giá là ” sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) theo Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác và sử dụng cho mục đích thương mại. Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại tại các điểm phân bố, đặc biệt là ở Pà Cò – Hang Kia, Hữu Liên, Ba Bể và tìm nguồn giống trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Tại sao gỗ nu nghiến lại hiếm và đắt tiền?
Thứ 1: Không phải thân cây lớn nào cũng có nu, trong hàng trăm cây gỗ lớn thì chỉ vài cây mới có vài mảng nu.
Thứ 2: Thứ hai: các vân gỗ nu không theo một sắp xếp nhất định do quá trình hình thành và phát triển đặc biệt nên các vân xoắn ngẫu nhiên tạo ra các hình thù độc đáo, không có tim gỗ nên rất khó chế tác. Ngay cả những thợ thủ công lành nghề đôi khi cũng phải ngao ngán với việc chế tác cho loại gỗ này.
Thứ 3: Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Mặc dù gỗ nu nghiến cứng nhưng gỗ có thể bị nứt và mất màu theo thời gian nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy, gỗ phải được “phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương, sang mang vô trong môi trường mát trong vài tháng để giúp hơi nước thoát chậm và giữ cho vân gỗ được khít lại mà không bị tách nứt.
Thứ 4: Tương truyền trong nhân gian cho rằng sở hữu gỗ nu nghiến không chỉ thể hiện vị thế xã hội mà còn mang lại cho chủ nhân may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Do đó, ngày càng nhiều đại gia không tiếc tiền săn lùng những đồ gỗ nội thất làm từ gỗ nu nghiến
Chỉ riêng 4 lý do trên đã có thể lý giải tại sao giá các sản phẩm làm từ gỗ nu nghiên lại đắt như vậy. Đặc biệt là những khối nu kích thước lớn, giá có thể cao hơn rất nhiều vì nhiều người cùng muốn sở hữu.
Giá của gỗ nu nghiến nguyên khối bao nhiêu 1kg?
Hiện tại, giá bán gỗ nu nghiến nguyên khối còn tùy thuộc vào từng mẫu mã, chất lượng và nguồn cung cấp. Giá của gỗ nu nghiến dao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu thậm chí cả tỷ đồng. Một bộ bàn ghế gỗ nu nghiến có giá khoảng 150 – 200 triệu đồng, riêng bộ sập có giá lên tới 1,5 tỷ đồng.
Khi kích thước của gỗ càng lớn và độ độc đáo thì giá càng cao. Còn với những tấm gỗ nu nghiến có kích thước nhỏ dùng để sản xuất thớt, tượng gỗ thì trên 1m3 gỗ có giá rẻ hơn. Loại gỗ này được bán với giá của gỗ vụn và không thể so với gỗ lớn m3.
Hy vọng bài viết mà Đồ Gỗ Vinh Đính vừa chia sẻ có thể hữu ích cho các bạn. Nếu như các bạn có nhu cầu về các sản phẩm nội thất làm từ gỗ nu nghiến hay các vật phẩm phong thuỷ như tràng hạt đeo cổ, vòng tay gỗ tử đàn ấn độ…thì hãy liên hệ với Đồ Gỗ Vinh Đính để được tư vấn kỹ hơn và được báo giá chi tiết hơn nhé!