Nội Dung Bài Viết
Ngày nay, nội thất gỗ đang ngày càng được ưa chuộng trong trang trí không gian nhà ở nhằm thể hiện đẳng cấp sang trọng và gu thẩm mỹ của gia chủ. Có rất nhiều loại gỗ dùng để đóng những sản phẩm này như: gỗ hương, gỗ cate, gỗ lim, gỗ sưa,… trong đó, gỗ bằng lăng cườm là một nguyên liệu quý hiếm và người nhiều người săn tìm. Từ tên gọi đến những đặc điểm sinh trưởng, loại gỗ này đã thể hiện đẳng cấp của nó. Cùng Đồ gỗ Vinh Đính tìm hiểu thông tin về dòng gỗ này trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung về gỗ bằng lăng cườm
Bằng lăng cườm là gỗ gì?
Gỗ bằng lăng cườm thuộc chi Ngọc Lan (Magnoliophyta), bộ Sim (Myrtaceae), họ Tử Vi (Lythraceae), có tên tiếng Anh là Lagerstroemia Calyculata Kurz và các tên gọi khác là bằng lăng ổi hoa trắng, cây gỗ sang, cây săng lẻ, thao lao,… Bằng lăng cườm nở hoa màu tím rất đẹp, thân cây dẻo dai, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Cây bằng lăng cườm thường phân bổ và sinh trưởng ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và các tỉnh Nam Bộ.
Đây là thuộc Nhóm I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao trong bảng phân gỗ tự nhiên tại Việt Nam. Gỗ của loại cây này có hoa văn đẹp, uốn lượn mềm mại. Thậm chí, nếu quan sát kĩ, vân gỗ còn lấp lánh khi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Một số loại cây bằng lăng khác nằm trong nhóm gỗ loại III.
Đặc điểm sinh trưởng của gỗ bằng lăng
- Gỗ có màu vàng xám hoặc nâu với giác (dác) gỗ màu trắng và tỷ trọng độ cứng là 0.9.
- Cây gỗ lớn, cao từ 5 mét đến 10 mét. Đường kính cây từ 30 đến 35cm, đối với cây già hơn có thể lên đến 80 cm.
- Vỏ cây bằng lăng có màu vàng nâu xám, đường kính từ 2cm đến 3cm.
- Cành cao, thẳng với tán dày.
- Hoa nhỏ màu trắng, 6 cánh hoa, dài 5-6mm, hình mắt chim hoặc hình tim ngược, mọc thành chùm từ 6 đến 8 hoa, hình tháp, mọc thẳng, có lông màu vàng, dài từ 12 đến 20 mm.
- Đài hoa hình trụ có lông, ống dài 5mm, mang trên 6 thùy hình tam giác; bầu noãn 5 – 6 ô, có lông ở đỉnh, là lông đơn hoặc chẻ ở gốc, vòi dài.
- Có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt nên được sử dụng trong thiết kế nội thất, làm sàn gỗ, đóng thuyền và trang trí khuôn viên.
Phân loại gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm được phân chia thành 2 loại dựa trên vùng đất mà chúng sinh trưởng và phát triển:
- Bằng lăng ổi: Chất lượng tốt, bền bỉ, chống mối mọt tốt và khá nặng. Ngoài ra, các thớ gỗ rất mịn và đẹp.
- Bằng lăng chun: Chất lượng giống như gỗ bằng lăng ổi, nhưng vân gỗ khác nhau. Vân gỗ là một hình xoắn ốc rộng trông rất giống với gỗ nu.
Bài viết không thể bỏ lỡ: Gỗ nu nghiến là gì và ứng dụng của nu nghiến trong đời sống
Ưu và nhược điểm của gỗ bằng lăng
Ưu điểm của gỗ bằng lăng cườm
Là loại gỗ nằm trong top 4 giống gỗ quý nhất Việt Nam, gỗ bằng lăng cườm có những ưu điểm như sau:
- Khả năng chống mối mọt rất tốt, cùng với khả năng chống thấm nước nên rất thích hợp cho sàn nhà, cửa gỗ,…
- Gỗ có đặc tính cứng và nặng nên ít bị cong vênh khi chế tạo. Điều này cũng chứng tỏ gỗ bằng lăng cườm có chất lượng rất tốt và bền bỉ theo thời gian.
- Màu sắc kết hợp với đường vân gỗ đặc biệt, tạo nên sự độc đáo mà chỉ dòng gỗ quý này mới có. Chính vì vậy, những gia đình muốn sở hữu một kiểu dáng nội thất kết hợp cùng vân gỗ độc đáo thì gỗ bằng lăng cườm là một sự lựa chọn đáng tin cậy.
Nhược điểm của gỗ bằng lăng cườm
Ưu điểm về chất gỗ cứng và nặng cũng chính là nhược điểm của gỗ bằng lăng cườm. Loại gỗ này thường sẽ rất khó vận chuyển và khó chế tạo. Ngoài ra, chúng sẽ rất dễ bị phai màu nếu để ở nhiệt độ quá cao ngoài trời trong thời gian dài.
Ứng dụng của gỗ bằng lăng cườm
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội về độ bền và màu sắc đẹp mắt, cây bằng lăng cườm được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
- Thiết kế cảnh quan: Cây bằng lăng cườm được ưa chuộng trong thiết kế cảnh trong nhà, trong khuôn viên đô thị hoặc ven đường, khu dân cư, công viên, xí nghiệp,… tạo cảm giác không khí trong lành, xanh mát, thoải mái.
- Thiết kế nội thất: Với khả năng chống mối mọt tuyệt vời và chất lượng tốt, bền bỉ, chịu lực tốt thì gỗ bằng lăng cườm rất thích hợp đối với các đồ nội thất như bàn ghế, tủ, kệ, sập gỗ,..
- Bảo vệ rừng: Cây bằng lăng là loại thân gỗ to, cứng, dễ trồng, chịu được hạn tốt, có khả năng làm rào chắn chống gió bão. Vì vậy loại cây này cũng được trồng để bảo vệ rừng đầu nguồn.
Lưu ý khi bảo quản gỗ bằng lăng cườm
- Đặt đồ vật làm từ gỗ bằng lăng cườm ở nơi khô ráo, tránh nơi bị ẩm mốc, có độ ẩm cao để bảo quản gỗ không bị mối mọt, nấm mốc.
- Không đặt gỗ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời tránh trường hợp gỗ bị cong vênh, mất thẩm mỹ.
- Sử dụng sơn PU giúp gỗ giữ được sự bền đẹp cho đồ nội thất bằng gỗ mà còn giúp chúng tránh được những hư hỏng, mối mọt trong quá trình sử dụng.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh đồ gỗ bằng khăn khô và dung dịch vệ sinh gỗ chuyên dụng. Hạn chế vệ sinh bằng nước bởi các khe hay kẽ hở trên bề mặt gỗ sẽ nhanh chóng bị thấm nước vào sâu bên trong, gây hư hại cho đồ vật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ bằng lăng cườm. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ quý hiếm bậc nhất này. Với những ưu điểm về độ cứng, màu sắc và vân gỗ đẹp mắt, đồ gỗ bằng lăng cườm hiện đang ngày càng được yêu thích. Sở hữu các sản phẩm đồ gỗ bằng lăng chắc chắn sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi nhưng không kém phần hiện đại, sang trọng cho không gian nhà bạn. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp hay bổ sung về dòng gỗ bằng lăng quý hiếm này, hãy bình luận ở bên dưới để Vinh Đính biết nhé! Đừng quên like và follow Fanpage chính thức của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm vòng tay gỗ phong thủy và đồ gỗ mỹ nghệ sang trọng cùng những kiến thức phong thủy hữu ích giúp mang lại tài lộc và may mắn cho bạn.